Sự cố nước đọng lại trong dầu bôi trơn của máy nén khí gây ra hiện tượng dầu bôi trơn bị pha loãng, hiệu quả bôi trơn, giải nhiệt kém đi rất nhiều. Hiện tượng trên nếu để lâu thì sẽ dẫn đến những sự cố rất đáng tiếc như sau:
1. Hỏng cụm bi đầu nén: Dấu hiệu nhận biết: Màu dầu bôi trơn bị thay đổi bất thường giống màu nước gạo
2. Dầu giải nhiệt kém khiến cho máy nén khí hoạt động nóng: Dấu hiệu nhận biết: Nhìn thấy nước đọng ở đáy bình dầu dâng cao đến mắt thước thăm dầu
3. Gây hư hỏng cho trục vít của máy nén khí: Dấu hiệu nhận biết: Mức dầu tăng cao bất thường.
Vậy nguyên nhân chính dẫn tới sự cố trên như thế nào?
Ở Việt Nam có đặc thù thời tiết nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa lên trong không khí có chứa rất nhiều hơi nước. Khi máy nén khí hoạt động sẽ hút lượng khí chứa hơi nước vào. Do trọng lượng riêng của nước nặng hơn so với khí và dầu lên hơi nước sẽ bị tích tụ lại dưới đáy bình chứa dầu bôi trơn của máy nén khí nếu nhiệt độ của dầu thấp hơn 60 độ C chưa đủ nhiệt độ để hơi nước bay hơi hoàn toàn vì thế lâu ngày sẽ tích được một lượng hơi nước rất đáng kể.
Để khắc phục sự cố này cũng rất đơn giản chúng ta chỉ cần tăng nhiệt độ hoạt động của may nen khi lên trên 70 độ C là hơi nước sẽ bay hơi hết. Vậy để làm điều đó chúng ta cần làm gì:
1. Kiểm tra van chia dầu (chia nhiệt) xem có hoạt động đúng không. Van này có chức năng chia hướng đi của dầu theo 2 hướng :
– Cho phép dầu bôi trơn đi trực tiếp từ tanh bình dầu vào cụm đầu nén khi nhiệt độ tấp hơn 70 độ C.
– Để dầu bôi trơn đi qua giàn làm mát khi nhiệt độ dầu bôi trơn cao hơn 70 độ C để giảm nhiệt độ của dầu bôi trơn tránh sự cố nhiệt cao.
2. Nếu không có van chia dầu chúng ta có thể khắc phục bằng cách sau:
– Lắp một bộ van chia dầu mới vào.
– Dùng bộ điều khiển quạt làm mát chỉ hoạt động khi nhiệt độ trên 70 độ C.
– Che bớt không gian của giàn làm mát lại.
3. Sử dụng đúng chủng loại dầu máy nén khí để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.